Lễ kỷ niệm thành lập Hiệp hội Bất Động sản Việt Nam - thành tựu 10 năm

11:24 | 15/08/2013

Ngày 24/5 tại Dinh Độc lập - TP. HCM diễn ra sự kiện “Lễ kỷ niệm thành lập Hiệp hội Bất Động sản Việt Nam - thành tựu 10 năm”.

Thứ trưởng Bộ Xây dựng, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam Nguyễn Trần Nam đánh giá: Đây là một sự kiện quan trọng đối với ban lãnh đạo của Hiệp hội và gần 1.500 hội viên trên cả nước . Đây cũng là dịp để Hiệp hội nhìn lại những thành tựu của chặng đường đã qua và hướng tới những thành quả mới trong tương lai phù hợp với tình hình mới.
 
Qua 10 năm trưởng thành và phát triển, Hiệp hội đã đạt được những thành tích đáng ghi nhận. Thực hiện tốt chức năng là cầu nối giữa các doanh nghiệp BĐs với nhà quản lý, nghiên cứu, tham gia đóng góp ý kiến trong quá trình xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật của các Bộ, Ngành, Trung ương. Tổ chức, phối hợp tổ chức, tham dự nhiều hội nghị, hội thảo chuyên đề, đề xuất chính sách tháo gỡ khó khăn cho thị trường BĐS. VNREA là thành viên và có mối quan hệ với các tổ chức BĐS quốc tế, trú trọng quảng bá tiềm năng BĐS trong nước và tìm kiếm các cơ hội đầu tư từ các nhà đầu tư ngoại. Bên cạnh đó, công tác đào tạo nghiên cứu khoa học cũng được hiệp hội quyết tâm thực hiện nhằm nâng cao kỹ năng lãnh đạo, quản lý quản trị doanh nghiệp với 30 khóa đào tạo thu hút gần 1.000 học viên tham gia. Thứ trưởng khẳng định, sự nỗ lực của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 02, đề ra nhiều giải pháp phát triển thị trường cùng với sự cố gắng của cộng đồng doanh nghiệp hội viên trong việc chủ động điều chỉnh hoạt động kinh doanh, tái cơ cấu, cung cấp sản phẩm phù hợp với khả năng chi trả của khách hàng, chung tay vượt qua giai đoạn khó khăn đưa thị trường BĐS đi lên bền vững.

Trong buổi Lễ kỷ niệm long trọng này, ghi nhận những đóng góp tích cực của hội viên Hiệp hội BĐS Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Xây dựng đã ký quyết định khen thưởng cho 21 tập thể hội viên và 5 cá nhân suất sắc năm 2013.
 
Một sự kiện được mong đợi khác là Ngân hàng Xây dựng Việt Nam chính thức ra mắt và giới thiệu với chức năng hoạt động thực hiện đầy đủ các dịch vụ như bảo lãnh trong nước, các sản phẩm tiền gửi, các dịch vụ về thẻ. ..

Ngay sau khi ra mắt, Ngân hàng Xây dựng Việt Nam đã ký kết hợp tác với một số ngân hàng lớn trong số 5 ngân hàng thương mại nhà nước có khoản tín dụng 30.000 tỷcho vay hỗ trợ mua nhà Trong thông tư 11 của NHNN là BIDV và Agribank. Các dịch vụ sản phẩm là cho vay mua nhà xã hội - nhà thu nhập thấp, chuỗi cung ứng và sản xuất vật liệu xây dựng …
Theo : Báo Xây dựng điện tử
 
Ngân hàng Xây dựng Việt Nam chính thức ra mắt
 
Chiều 24/5, lễ công bố quyết định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc đổi tên Ngân hàng Đại Tín thành Ngân hàng thương mại cổ phần Xây dựng Việt Nam đã diễn ra.

Ngân hàng thương mại cổ phần Xây dựng Việt Nam tập trung hoạt động theo hướng cung cấp các dịch vụ ngân hàng đặc thù đến các khách hàng doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng, xây dựng nhà ở xã hội, nhà trả chậm...
 
Ngay tại lễ ra mắt, Ngân hàng Xây dựng Việt Nam ký kết hợp tác với 2 ngân hàng BIDV và Agribank về việc triển khai hỗ trợ tín dụng đối với các chương trình nhà ở xã hội, nhà ở cho người thu nhập thấp...
 
Theo ông Phan Thành Mai - Thành viên thường trực Hội đồng quản trị, tên gọi Ngân hàng Xây dựng Việt Nam thể hiện rõ nét về định hướng tập trung hoạt động của ngân hàng đa năng. Đặc biệt, chiến lược xuyên suốt trong hoạt động của Ngân hàng Xây dựng Việt Nam là thực hiện theo các chủ trương mới nhất của Chính phủ tại các nghị quyết 01/NQ-CP và 02/NQ-CP, trong việc đồng hành cùng các doanh nghiệp bất động sản, xây dựng, tháo gỡ khó khăn, giải phóng hàng hóa tồn đọng, hỗ trợ thị trường.
 
Việc thay đổi định hướng chiến lược mới của Ngân hàng Xây dựng Việt Nam sẽ mở ra nhiều cơ hội cạnh tranh trên thị trường, mở rộng hoạt động kinh doanh, tạo đà tăng trưởng và phát triển.
 
Định hướng mới cũng mang ý nghĩa xã hội tích cực góp phần thực hiện các chủ trương Nhà nước trong các vấn đề nhà ở cho người thu nhập thấp, nhà ở xã hội, đồng hành cùng các doanh nghiệp vật liệu xây dựng, giải phóng hàng tồn kho ngành xây dựng, tháo gỡ khó khăn thị trường...
 
Ngân hàng thương mại cổ phần Xây dựng Việt Nam tiền thân là Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Tín (TRUSTBank) trải qua hơn 23 năm xây dựng, trưởng thành với mạng lưới 112 điểm hoạt động trên toàn quốc.
 
Hiện tại, vốn điều lệ của ngân hàng đạt 3.000 tỷ đồng, tổng tài sản đạt hơn 28.000 tỷ đồng và kế hoạch dự kiến vốn điều lệ đạt 7.500 tỷ đồng, tổng tài sản dự kiến đạt 42.000 tỷ đồng, mạng lưới đạt 115 điểm hoạt động vào cuối năm 2013./.
Theo ; TTXVN/Vietnam+
Ra mắt Ngân hàng Xây dựng Việt Nam
 
Ngày 24/5, Ngân hàng TMCP Đại Tín (Trustbank) đã chính thức đổi tên thành Ngân hàng TMCP Xây dựng Việt Nam.
 
Theo ông Phan Thành Mai, thành viên thường trực Hội đồng Quản trị của ngân hàng, việc chuyển đổi tên nhằm nâng tầm thương hiệu, phù hợp với chiến lược phát triển là đáp ứng nhu cầu vốn của nền kinh tế và ngành xây dựng.
 
Ngân hàng Xây dựng Việt Nam sẽ là ngân hàng đa năng, nhưng ưu tiên hoạt động theo hướng cung cấp các dịch vụ ngân hàng đặc thù đến các khách hàng doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng, xây dựng nhà ở xã hội, nhà trả chậm...
 
Hiện tại, vốn điều lệ ngân hàng là 3.000 tỷ đồng, tổng tài sản đạt hơn 28.000 tỷ đồng và kế hoạch dự kiến nâng vốn điều lệ đạt 7.500 tỷ đồng, tống tài sản dự kiến đạt 42.000 tỷ đồng, mạng lưới đạt 115 điểm hoạt động vào cuối năm 2013.
 
Ngay tại lễ ra mắt, Ngân hàng Xây dựng Việt Nam ký kết hợp tác với hai ngân hàng gồm BIDV, Agribank về việc triển khai hỗ trợ tín dụng đối với các chương trình nhà ở xã hội, nhà ở cho người thu nhập thấp…

Buổi họp báo công bố ra mắt ngân hàng xây dựng Việt Nam

Nhân viên đang chuẩn bị kế hoạch đưa các sản phẩm ra thị trường với tên gọi mới

Dưới tên gọi mới và đội ngũ nhân viên trẻ, năng động ngân hàng Xây Dựng Việt Nam đã sẵn sàng chinh phục mọi thử thách

Ký kết với các ngân hàng triển khai hỗ trợ tín dụng đối với các chương trình nhà ở xã hội, nhà ở cho người thu nhập thấp…
 
Lê Toàn
(Nguồn: Báo Đầu tư)
 
Ngân hàng Xây dựng Việt Nam với chiến lược hướng đến ngành xây dựng
 
Thực hiện đề án tái cơ cấu, Ngân hàng TMCP Ðại Tín (Trustbank) đã quyết định đổi tên gọi thành Ngân hàng TMCP Xây dựng Việt Nam, đồng thời đề ra chiến lược phát triển mới. Ðây là những bước đi cần thiết nhằm tạo ra và nâng cao những lợi thế cạnh tranh cho ngân hàng (NH) trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt trên thị trường tài chính - ngân hàng.
 
 Ðồng hành cùng ngành xây dựng
 
 Thực hiện Quyết định số 254/QÐ-TTg ngày 1-3-2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt "Ðề án cơ cấu lại các tổ chức tín dụng (TCTD) giai đoạn 2011-2015" cùng sự chấp thuận về chủ trương của Thủ tướng Chính phủ và Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) về việc chấp thuận phương án tái cơ cấu Trustbank, Trustbank đã triển khai việc tái cấu trúc. Ðến nay, công tác này bước đầu đạt được các mục tiêu về thanh khoản, năng lực tài chính, xử lý nợ xấu, tăng cường năng lực quản trị, bộ máy tổ chức... Ngày 23-5, NHNN cũng đã có Quyết định số 1161/QÐ-NHNN về việc thay đổi tên gọi của Trustbank. Theo đó, NHNN chấp thuận việc thay đổi tên gọi của Ngân hàng TMCP Ðại Tín (Trustbank) thành Ngân hàng TMCP Xây dựng Việt Nam (viết tắt là Ngân hàng Xây dựng Việt Nam).
 Sức ép cạnh tranh giữa các NHTMCP đang tăng cao, đồng thời các NHTMCP cũng đang phải đối mặt với những khó khăn nhất định từ sự suy giảm kinh tế thế giới và kinh tế trong nước, đòi hỏi NH Xây dựng Việt Nam phải xây dựng lại những chiến lược phát triển riêng để phát huy những lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Việc hình thành một TCTD tập trung hơn vào việc đáp ứng nhu cầu về vốn, dịch vụ thanh toán và các dịch vụ khác cho các doanh nghiệp (DN) sản xuất vật liệu xây dựng và xây dựng được xác định là một chiến lược mang tính đón đầu.
 
 Theo tính toán của các chuyên gia, tổng mức đầu tư của nền kinh tế vào ngành xây dựng liên tục tăng, đạt trung bình khoảng 10% hằng năm. Năm 2010 vốn đầu tư vào ngành xây dựng đạt khoảng 30 nghìn tỷ đồng trong tổng số khoảng 830 nghìn tỷ đồng đầu tư trên cả nước; trong đó, khu vực đầu tư Nhà nước chiếm khoảng 14,6 nghìn tỷ đồng. Còn năm 2012, mức đầu tư đạt khoảng 56,4 nghìn tỷ đồng. Nhận thấy được tiềm năng của ngành xây dựng, với lợi thế là có các cổ đông và đối tác có kinh nghiệm trong ngành xây dựng và NH cũng như nắm bắt xu hướng phát triển kinh tế của Việt Nam, NH Xây dựng Việt Nam chủ trương đẩy mạnh tập trung vào thị trường liên quan ngành xây dựng để tạo thế mạnh phát triển cho riêng mình. Trong đó, chú trọng phát triển dịch vụ cho vay xuất khẩu, cho vay và dịch vụ cho ngành vật liệu xây dựng và nhà ở cho người có thu nhập thấp. Ðặc biệt là hợp tác kinh doanh với các NH thương mại nhà nước để phát triển các sản phẩm nhà ở theo chủ trương của Chính phủ, NHNN, Bộ Xây dựng; trong đó có gói sản phẩm khép kín bốn nhà (NH, nhà đầu tư, nhà thầu và nhà sản xuất - cung ứng vật liệu xây dựng - thiết bị nội thất), các gói sản phẩm nhà thu nhập thấp, nhà ở xã hội. Trong mối liên kết này, NH Xây dựng Việt Nam có vai trò cung cấp các dịch vụ NH cho các bên liên quan và kết nối mạng lưới khách hàng tiềm năng rộng khắp trên cả nước. Chuỗi khép kín bốn nhà nói trên cũng sẽ giúp giảm đến mức thấp nhất những rủi ro cho tất cả các bên tham gia.
 
 Trong chuỗi giá trị này, nhà cung ứng vật liệu xây dựng - thiết bị nội thất có vai trò quan trọng, tạo nên "sân chơi" mà các nhà sản xuất vật liệu xây dựng - thiết bị nội thất thay vì phải bán hàng trực tiếp thì sẽ thông qua vai trò trung gian như đại lý lớn kết nối các nhà sản xuất với nhiều chủ đầu tư, nhà thầu..., tạo ra nhu cầu sử dụng vật liệu xây dựng - thiết bị nội thất với khối lượng lớn. Vì thế, lượng hàng khi qua vai trò nhà cung ứng vật liệu xây dựng - thiết bị nội thất sẽ có giá thấp hơn thị trường bán lẻ trực tiếp và người hưởng lợi chính là các nhà đầu tư, nhà thầu xây dựng. Ðồng thời, thông qua vai trò nhà cung ứng này, việc bán hàng thay vì trực tiếp nay trở thành bán buôn, đặt hàng với số lượng lớn, các nhà sản xuất sẽ có nhiều đơn đặt hàng trước dưới dạng mua sỉ nên các nhà sản xuất có nhiều cơ hội giải phóng lượng hàng đang tồn kho cũng như hoạch định được kế hoạch kinh doanh dài hạn. Ngược lại, các nhà đầu tư, nhà thầu, khi được mua vật liệu xây dựng - thiết bị nội thất có giá rẻ hơn, thì có cơ hội giảm được chi phí đầu tư cũng như giá bán sản phẩm đầu ra; và người tiêu dùng có cơ hội mua sản phẩm với giá hợp lý hơn. Nhờ vậy, số lượng khách hàng có nhu cầu tăng lên, cầu của thị trường đối với phân khúc nhà ở xã hội và nhà ở thu nhập thấp sẽ tăng lên. Từ cơ sở đó, chiến lược mới của NH Xây dựng Việt Nam sẽ hướng đến việc góp phần thực hiện Nghị quyết số 02/NÐ-CP của Chính phủ, góp phần giải phóng hàng tồn kho, tháo gỡ khó khăn cho DN trong ngành xây dựng.
 
 Phát triển theo hướng mới
 
 Cùng với việc đề ra chiến lược phát triển mới, Trustbank cũng quyết định thay đổi tên gọi theo hướng gần gũi hơn với khách hàng và thị trường. Việc đổi tên gọi thành NH Xây dựng Việt Nam xuất phát từ việc xây dựng định hướng chiến lược mới của đại hội đồng cổ đông. Tuy nhiên, việc đổi tên một NH không đồng nghĩa với việc thành lập một NH mới. Ðồng thời, tên gọi một NH không đồng nghĩa việc NH đó chỉ phục vụ một ngành có tên giống tên của NH đó. Ðặc biệt, cần hiểu đúng và phân biệt rõ tên gọi "xây dựng" không đồng nghĩa với "bất động sản". Việc thay đổi tên gọi cũng không làm ảnh hưởng đến các mối quan hệ hợp tác hiện hữu giữa Trustbank với các khách hàng và đối tác truyền thống, các NH  bạn... Việc đổi tên để thành công hơn và tên gọi không ảnh hưởng đến phạm vi hoạt động của NH đã có một số tiền lệ trên thế giới như NH Tiết kiệm cho vay nhà ở Schwaebische Hall Bausparkasse của Ðức, NH Xây dựng Trung Quốc (China Construction Bank)...
 
Do vậy, sau khi đổi tên cùng với việc triển khai chiến lược mới, Ngân hàng Xây dựng Việt Nam vẫn là một NH đô thị đa năng, hoạt động theo Luật các TCTD và các quy định của NHNN như các NH TMCP khác của Việt Nam. Các dịch vụ mà NH có thể cung cấp là huy động tiền gửi, nghiệp vụ thanh toán quốc tế, tài trợ các hoạt động tín dụng, tài trợ xuất - nhập khẩu, cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn, các hoạt động thanh toán, bao thanh toán, bảo lãnh thực hiện, bảo lãnh dự thầu, quản lý luồng tiền cho DN, các nghiệp vụ phái sinh, phòng ngừa rủi ro liên quan đến việc mua bán hàng hóa, ngoại tệ, vay và trả nợ bằng ngoại tệ, quản lý thanh toán lương, quản lý tài khoản cho nhân viên của khách hàng...
 
 NGUYỄN ÐÌNH KHÁNG VÀ HOÀNG LIÊM
(Nguồn: Báo Nhân Dân)
 
NGÂN HÀNG TMCP XÂY DỰNG VIỆT NAM: Ngân hàng đa năng tập trung ưu tiên lĩnh vực xây dựng
 
Trên Thế giới, các ngân hàng đã phát triển thành công như Ngân hàng tiết kiệm cho vay nhà ở của Cộng hòa Liên bang Đức, Ngân hàng Xây dựng Trung Quốc... đã khẳng định sự phát triển của mô hình ngân hàng thương mại, dịch vụ tài chính đầu tư đa chức năng và có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ ngành xây dựng, phát triển hạ tầng cơ sở và hạ tầng xã hội.
 
Tại Việt Nam, ngân hàng đa năng tập trung ưu tiên lĩnh vực xây dựng - Ngân hàng TMCP Xây dựng Việt Nam (tiền thân là Ngân hàng TMCP Đại Tín) đã công bố ra mắt tên gọi mới. Với chiến lược rõ nét đã được hoạch định, đồng thời với chức năng của một ngân hàng đô thị đa năng, hoạt động theo Luật các Tổ chức Tín dụng và các quy định Ngân hàng nhà nước như các ngân hàng TM khác của Việt Nam; Ngân hàng TMCP Xây dựng Việt Nam còn hướng đến mục tiêu ưu tiên phát triển hệ thống sản phẩm, dịch vụ, phục vụ nhóm ngành nghề đặc thù.

 Họp báo ra mắt Ngân hàng TMCP Xây dựng Việt Nam
 
Ngân hàng Xây dựng Việt Nam công bố tên gọi chính thức
 
Tháng 05/2013, Thống đốc NHNN VN ban hành quyết định số 1161/QĐ-NHNN chấp thuận việc thay đổi tên gọi của Ngân hàng TMCP Đại Tín, theo đó, tên gọi mới là Ngân hàng TMCP Xây dựng Việt Nam (tên viết tắt Tiếng Việt và Tiếng Anh: Ngân hàng Xây dựng Việt Nam – Vietnam Construction Bank) đã chính thức được công bố. 
 
Việc chuyển đổi tên nhằm nâng tầm thương hiệu, phù hợp với chiến lược phát triển là đáp ứng nhu cầu thiết thực của nền kinh tế Việt Nam nói chung và Ngành Xây dựng hiện nay nói riêng.
   
Lễ ký kết hợp tác chiến lược với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank)
 
Ngay sau Lễ công bố ra mắt, NH Xây dựng Việt Nam đã ký kết hợp tác với 02 ngân hàng gồm BIDV, Agribank về việc triển khai hỗ trợ tín dụng đối với các chương trình nhà ở xã hội, nhà ở cho người thu nhập thấp.  
 
Định hướng chiến lược mới
 
Trong bối cảnh tính cạnh tranh các Ngân hàng TM đang rất cao, đồng thời các ngân hàng đối mặt cùng những khó khăn nhất định từ tác động kinh tế thế giới và kinh tế trong nước, NH Xây dưng Việt Nam xây dựng những chiến lược riêng cho mình để tạo nên những lợi thế cạnh tranh. Việc hình thành một TCTD tập trung hơn đáp ứng nhu cầu về vốn, dịch vụ thanh toán và các dịch vụ khác cho các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng và xây dựng được coi là một chiến lược mang tính đón đầu.

Lễ ký kết hợp tác chiến lược với Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam (BIDV)
 
Nắm bắt nhu cầu từ thị trường, hàng năm, tổng mức đầu tư của nền kinh tế vào ngành xây dựng liên tục tăng, đạt trung bình khoảng 10%. Năm 2010 đã đạt khoảng 30 nghìn tỷ đồng trên tổng số khoảng 830 nghìn tỷ đồng đầu tư toàn quốc. Đối với khu vực đầu tư Nhà nước, năm 2010 đầu tư vào ngành xây dựng khoảng 14,6 nghìn tỷ đồng trên tổng số 316 nghìn tỷ đồng của cả nước. Ước tính, năm 2012 tổng mức đầu tư vào ngành theo đúng mức độ tăng trưởng bình quân hiện tại 10% cho cả hai nhóm đầu tư Nhà nước và tư nhân thì sẽ có tổng mức 56,4 nghìn tỷ đồng.
 
Với kinh nghiệm của các cổ đông, các đối tác trong ngành xây dựng, các đối tác trong ngành ngành ngân hàng và nắm bắt xu thế khuyến khích phát triển kinh tế của Việt Nam, NH Xây dựng Việt Nam chủ trương đẩy mạnh tập trung vào các thị trường trọng tâm, tạo thế mạnh cho riêng mình để phát triển. Trong đó, cung cấp dịch vụ cho vay xuất khẩu, cho vay và dịch vụ cho ngành vật liệu xây dựng và nhà ở cho người có thu nhập thấp sẽ được ngân hàng chú trọng phát triển.
 
Đặc biệt việc hợp tác kinh doanh với các Ngân hàng TM do Nhà nước nắm chi phối, trong các sản phẩm về nhà ở theo chủ trương của Chính phủ, Ngân hàng NNVN, Bộ xây dựng, trong đó có gói sản phẩm khép kín 4 Nhà (Ngân hàng, Nhà đầu tư, Nhà thầu, và Nhà cung ứng SX VLXD - TBNT), và các gói sản phẩm cho nhà thu nhập thấp, nhà ở xã hội. Trong mối liên kết này, NH Xây dựng Việt Nam có vai trò cung cấp các dịch vụ ngân hàng cho các bên liên quan và kết nối mạng lưới khách hàng tiềm năng rộng khắp trên cả nước.
 
Ý nghĩa xã hội của định hướng chiến lược mới
 
Theo đó, chuỗi khép kín 4 Nhà, giữa ngân hàng người mua, khách hàng, chủ đầu tư, nhà thầu, nhà cung ứng VLXD- TBNT, nhà sản xuất VLXD-TBNT, ngân hàng người bán, đã hình thành chu trình khép kín, giảm thiểu tối đa rủi ro cho tất cả các đối tượng tham gia. Việc Ngân hàng người mua cung cấp dịch vụ tín dụng, bảo lãnh cho các đơn vị cung ứng, và SX VLXD- TBNT đã hỗ trợ trực tiếp cho các đơn vị nhà thầu, cung ứng VLXD và sản xuất.
 
Bám sát chủ trương Nghị quyết số 02/NQ-CP, từ gói 30.000 tỷ đồng cho nhà ở xã hội, thu nhập thấp (diện tích dưới 70m2, giá bán dưới 15 triệu đồng/m2), khách hàng mua nhà tham gia cần có tối thiểu 20% vốn tự có, các doanh nghiệp là chủ đầu tư, nhà thầu…tham gia cần có tối thiểu 30% vốn tự có, các nhà cung cứng VLXD-TBNT có thể trả chậm cho các đối tác, các Ngân hàng người bán cùng tham gia cung cấp dịch vụ từ nguồn vốn thương mại..từ đó tạo nên một đòn bẩy tài chính mới, kéo theo nguồn lực tài chính tổng thể của xã hội từ chuỗi giá trị lớn hơn nhiều lần điểm xuất phát 30.000 tỷ đồng.
 
Trong chuỗi giá trị này, vai trò nhà cung ứng VLXD-TBNT có vai trò quan trọng, tạo nên “sân chơi” nơi mà các nhà sản xuất VLXD-TBNT thay vì phải bán hàng trực tiếp thì sẽ thông qua vai trò trung gian như đại lý lớn kết nối các nhà sản xuất đồng thời với nhiều chủ đầu tư, nhà thầu … tạo ra một nhu cầu sử dụng VLXD-TBNT theo khối lượng lớn. Vì thế, lượng hàng khi qua vai trò nhà cung ứng VLXD-TBNT sẽ có giá thấp hơn thị trường bán lẻ trực tiếp và người hưởng lợi chính là các nhà đầu tư, nhà thầu xây dựng. Đồng thời thông qua vai trò nhà cung ứng VLXD-TBNT việc bán hàng thay vì trực tiếp nay có trở thành bán buôn, đặt hàng với số lượng lớn, nên các nhà sản xuất sẽ có nhiều đơn đặt hàng trước dạng mua xỉ nên các nhà sản xuất có kế hoạch dài hạn, giải phóng lượng hàng đang tồn kho trước mắt.
Khi các nhà đầu tư, nhà thầu thông qua vai trò nhà cung ứng VLXD-TBNT được mua VLXD-TBNT giá rẻ hơn thì sản phẩm sẽ có suất đầu tư thấp hơn, trên cơ sở đó, đầu ra giá bán có cơ hội thấp hơn, và người tiêu dùng có cơ hội mua sản phẩm với giá thành hợp lý hơn. Cũng vì vậy số lượng khách hàng có nhu cầu tăng lên, cầu của thị trường đối với phân khúc nhà ở xã hội, thu nhập thấp sẽ tăng lên.
 
Từ các cơ sở đó, chiến lược mới của NH Xây dựng Việt Nam sẽ hướng đến góp phần thực hiện đúng chủ trương Nghị quyết số 02/NĐ-CP, góp phần giải phóng hàng tồn kho, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp trong ngành Xây dựng.
 
Mang đến giải pháp cho doanh nghiệp, cộng thêm giá trị cho nhà đầu tư và tăng lợi ích cho cộng đồng và xã hội sẽ luôn là những mục tiêu đồng hành trên tiến trình phát triển của NH Xây dựng Việt Nam.
Theo Thời Báo Ngân hàng, Báo Đầu tư Chứng khoán,
Báo Người Lao động, Thời báo Kinh tế Việt Nam
phát hành ngày 27/05/2013.
 
Ký kết Thỏa thuận hợp tác giữa Agribank và Ngân hàng TMCP Xây dựng Việt Nam 
 
Sáng ngày 24/5/2013, Thỏa thuận hợp tác giữa Agribank do ông Tiết Văn Thành - Phó Tổng Giám đốc kiêm Trưởng Văn phòng đại diện Khu vực miền Nam làm đại diện và Ngân hàng TMCP Xây dựng Việt Nam do ông Đỗ Hoàng Linh - Phó Tổng Giám đốc làm đại diện vừa chính thức được ký kết.
Lễ ký kết nằm trong chuỗi sự kiện kỷ niệm “Hiệp hội Bất động sản Việt Nam - thành tựu 10 năm” đang được tổ chức tại TP HCM. Ông Nguyễn Trần Nam - Thứ trưởng Bộ Xây dựng, ông Nguyễn Hữu Chí - Thứ trưởng Bộ Tài chính, bà Nguyễn Thị Hồng - Phó Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh, ông Trịnh Ngọc Khánh - Thành viên Hội đồng Thành viên, Tổng Giám đốc Agribank, ông Nguyễn Minh Trí - Thành viên Hội đồng Thành viên Agribank dự và chứng kiến lễ ký kết.

Ông Tiết Văn Thành - Phó TGĐ Agribank kiêm Trưởng Văn phòng đại diện Khu vực miền Nam (bên trái) và ông Đỗ Hoàng Linh - Phó TGĐ Ngân hàng TMCP Xây dựng Việt Nam (bên phải) 
cùng ký kết Thỏa thuận hợp tác
 
Agribank hiện là ngân hàng thương mại lớn nhất Việt Nam về quy mô tài sản, số lượng cán bộ, mạng lưới hoạt động và số lượng khách hàng; là một trong năm ngân hàng được chỉ định thực hiện khoản tín dụng 30 ngàn tỷ đồng hỗ trợ về nhà ở theo Nghị quyết 02/NQ-CP ngày 7/1/2013 của Chính phủ và Thông tư số 11/2013/TT-NHNN, ngày 15/5/2013 của Ngân hàng Nhà nước và Nghị quyết 02/NQ-CP ngày 7/1/2013 của Chính phủ.
 
Ngân hàng TMCP Xây dựng Việt Nam tiền thân là Ngân hàng TMCP Đại Tín (Trustbank), được đổi tên theo Quyết định số 1161/QĐ-NHNN của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, là ngân hàng đa năng, tập trung hoạt động theo hướng cung cấp các dịch vụ ngân hàng đặc thù đến các khách hàng doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng, xây dựng nhà ở xã hội, nhà trả chậm...
 
Thỏa thuận hợp tác được ký kết giữa hai ngân hàng nhằm hướng tới mục tiêu trở thành đối tác đồng hành trên cơ sở hợp tác toàn diện trong nhiều lĩnh vực hoạt động kinh doanh. Thông qua đó, hai bên tận dụng lợi thế của nhau để khai thác tốt nhất tiềm năng của mình, đẩy mạnh tăng trưởng, đa dạng hóa các hoạt động kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động và sức cạnh tranh trên thị trường. Đồng thời, hai bên sẽ ưu tiên quan tâm tham gia các chương trình, mục tiêu, chiến lược và kế hoạch kinh doanh của nhau để hỗ trợ cụ thể, thiết thực.
 
Theo nội dung của thỏa thuận, hai bên sẽ hợp tác trong một số lĩnh vực như: mở rộng thị phần, phát triển sản phẩm, dịch vụ ngân hàng trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn; triển khai các sản phẩm, dịch vụ mới; đầu tư kinh doanh; tài trợ thương mại, thanh toán quốc tế; tài trợ dự án… đặc biệt là triển khai hỗ trợ tín dụng đối với các chương trình nhà ở xã hội, nhà ở cho người thu nhập thấp…
MD - VPĐDKVMN Agribank
(Nguồn: Agribank)
 
Tháng 6, Ngân hàng Xây dựng Việt Nam sẽ họp cổ đông
 
Ngân hàng Xây dựng Việt Nam dự kiến sẽ họp ĐHCĐ thường niên vào tháng 6 tới để thông qua các kế hoạch hành động của năm 2013, trong đó, có kế hoạch tăng vốn điều lệ từ mức 3.000 tỷ đồng lên 7.500 tỷ đồng.
 
Ngân hàng Xây dựng Việt Nam được đổi tên từ Ngân hàng Đại Tín (TrustBank). TrustBank là 1 trong 4 ngân hàng thuộc diện tái cơ cấu theo chỉ đạo của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước. Sau khi có sự tham gia của nhóm cổ đông lớn, nắm giữ hơn 84% cổ phần của Ngân hàng, trong đó Tập đoàn Thiên Thanh nắm gần 10%, TrustBank đã được đổi tên và tập trung vào nhóm khách hàng là các doanh nghiệp, khách hàng trong lĩnh vực xây dựng.
T.Vinh

(Nguồn: tinnhanhchungkhoan.vn

Bạn cần đăng nhập để tham gia thảo luận.