9/5/2013- Hội thảo- Tọa đàm: Thị trường bất động sản có khả năng hồi phục

09:33 | 11/06/2013

 

9/5/2013- Hội thảo- Tọa đàm: Thị trường bất động sản có khả năng hồi phục
Liên hệ nhận tài liệu buổi hội thảo- tọa đàm KHẢ NĂNG HỒI PHỤC CỦA THỊ TRƯỜNG BDS do Báo đầu tư tổ chức ngày 9/5/2013: 0913385455- sugiaketnoi@gmail.com

 

 PHÁT BIỂU KHAI MẠC CỦA TS. NGUYỄN ANH TUẤN-
TỔNG BIÊN TẬP BÁO ĐẦU TƯ TẠI TỌA ĐÀM "KHẢ NĂNG HỒI PHỤCCỦA THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN"

Mặc dù còn có những ý kiến khác nhau về việc cứu hay không cứu thị trường bất động sản, nhưng không thể phủ nhận rằng, thị trường bất động sản là một bộ phận cấu thành quan trọng trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta, là một trong những yếu tố quyết định tốc độ tăng trưởng và tính bền vững trong quá trình phát triển của nền kinh tế. Kinh nghiệm từ các nước trên thế giới cũng cho thấy, khủng hoảng trong lĩnh vực bất động sản thường gây bất ổn, thậm chí là nguyên nhân chính dẫn đến khủng hoảng kinh tế.

Trong khi đó, sau một thời gian phát triển nóng, thị trường bất động sản Việt Nam đã rơi vào tình trạng trì trệ, giao dịch trên hầu hết các phân khúc thị trường đều sụt giảm nghiêm trọng; lượng bất động sản tồn kho ngày càng lớn; nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn nghiêm trọng về tài chính dẫn đến dự án bị đình trệ, chậm tiến độ. Sự trầm lắng của thị trường bất động sản đã tác động tiêu cực đến nhiều lĩnh vực liên quan, kéo theo sự trì trệ của nhiều ngành sản xuất, làm tăng nợ xấu trong lĩnh vực ngân hàng, làm suy giảm thị trường chứng khoán. Đồng thời, sự đình trệ, chậm tiến độ của các dự án bất động sản cũng đã làm phát sinh hàng loạt vụ khiếu nại của khách hàng đối với các chủ đầu tư và khiếu kiện về đất đai. Những hệ lụy đó đã gây ảnh hưởng lớn đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Ngày 7 tháng 1 năm 2013, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 02/NQ-CP về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường và giải quyết nợ xấu, trong đó có những giải pháp quan trọng nhằm hỗ trợ thị trường bất động sản như giảm thuế thu nhập doanh nghiệp và VAT cho các dự án đầu tư-kinh doanh nhà ở xã hội, cho phép chuyển đổi các dự án thương mại sang nhà ở xã hội, hỗ trợ doanh nghiệp điều chỉnh cơ cấu hàng hoá phù hợp với nhu cầu thị trường, hạ mặt bằng lãi suất cho vay, dành 20.000-40.000 tỷ đồng với lãi suất hợp lý cho một số đối tượng vay mua nhà xã hội hoặc nhà ở thương mại có diện tích nhỏ hơn 70m2 và giá bán dưới 15 triệu đồng/m2... Đó là những giải pháp quan trọng nhằm tháo gỡ khó khăn và khơi thông thị trường bất động sản Việt Nam được cộng đồng doanh nghiệp đánh giá cao. Tuy nhiên, liên quan đến thị trường bất động sản, đến nay vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau cả về quan điểm hỗ trợ, về tiến độ thực hiện và hiệu quả của các giải pháp đã được đề ra tại Nghị quyết 02/NQ-CP, cũng như về đánh giá xu hướng phát triển của thị trường bất động sản Việt Nam.

Mặc dù trong những tháng gần đây đã có khá nhiều cuộc hội thảo, tranh luận dưới các hình thức và quy mô khác nhau nhưng xem ra nhiều vấn đề vẫn chưa được ngã ngũ, vẫn còn thiếu sự đồng thuận xã hội trong việc đánh giá vai trò thị trường bất động sản, quan điểm hỗ trợ, tính đồng bộ, khả thi và hiệu quả của các giải pháp đã được đề ra, về triển vọng thị trường bất động sản trong thời gian tới.

Chính vì vậy, Báo Đầu tư tổ chức cuộc Tọa đàm ngày hôm nay nhằm tạo diễn đàn để các nhà hoạch định chính sách, các chuyên gia kinh tế cùng các doanh nghiệp, nhà đầu tư thảo luận, làm sáng tỏ cả về lý luận và thực tiễn những vấn đề đang được dư luận quan tâm liên quan đến thị trường bất động sản.

Với mong muốn và kỳ vọng đó, chúng tôi đã mời đến cuộc Tọa đàm này các chuyên gia, diễn giả từ các cơ quan chức năng của Chính phủ như Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Xây dựng, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước và các tổ chức chuyên nghiên cứu về thị trường bất động sản như Cushman & Wakefield, Savills, CBRE, Hiệp hội doanh nghiệp bất động sản Việt Nam cùng đại diện các doanh nghiệp, nhà đầu tư bất động sản lớn trong nước và nước ngoài.

Đặc biệt, tham dự cuộc Tọa đàm hôm nay còn có đại diện lãnh đạo Ủy ban kinh tế của Quốc hội, Lãnh đạo Hội đồng giám sát tài chính quốc gia, thể hiện sự quan tâm sâu sắc của các cơ quan nhà nước Việt Nam đối với thị trường bất động sản. Đại diện của 20 cơ quan báo chí cũng đã có mặt tại đây để tham dự và đưa tin về cuộc Tọa đàm.

Cuộc Tọa đàm của chúng ta sẽ tập trung thảo luận về 3 chủ đề chính:

Thứ nhất, về quan điểm đối với thị trường bất động sản: nên hay không nên giải cứu thị trường bất động sản? Những hệ lụy của việc thả nổi thị trường bất động sản? Vai trò của Nhà nước và doanh  nghiệp trong việc khơi thông thị trường bất động sản?...

Thứ hai, về tình hình thực hiện các giải pháp của Chính phủ, bao gồm các giải pháp hỗ trợ thuế, tín dụng, điều chỉnh cơ cấu hàng hóa; đánh giá tiến độ, những vướng mắc trong quá trình thực hiện, đề xuất các giải pháp mới, đồng bộ nhằm thúc đẩy thị trường Bất động sản phát triển bền vững.

Thứ ba, dự báo khả năng phục hồi của thị trường bất động sản. Trong chủ đề này, chúng ta sẽ tập trung thảo luận về các yếu tố tác động đến thị trường bất động sản trong thời gian tới, nhất là yếu tố kinh tế vĩ mô, các chính sách mới về thuế, tín dụng, đất đai; đánh giá diễn biến các phân khúc thị trường trong thời gian qua; nhận diện những tín hiệu mới trên cơ sở đó đưa ra dự báo về thị trường bất động sản trong những tháng cuối năm.

 
 
  
 
 Tham dự chương trình có sự hiện diện của Lãnh đạo Ủy Ban kinh tế Quốc Hội- Phó chủ nhiệm Mai Xuân Hùng; Vụ trưởng Ban tuyên giáo Trung Ương- Ông Nguyễn Văn Hùng;  Ông Võ Đại Lược- Nguyên Viện trưởng Vện nghiên cứu kinh tế và chính trị thế giới; Lãnh đạo Bộ Kế hoạch đầu tư- Thứ trưởng Nguyễn Văn Trung với bài phát biểu chào mừng; GSTSKH Đặng Hùng Võ, Nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và môi trường với bài tham luận: Quản lý nhà nước với thị trường Bất động sản; Ông Nguyễn Viết Mạnh, Vụ trưởng Vụ tín dụng Ngân Hàng Nhà Nước với bài tham luận: Chính sách tiền tệ, tsn dụng tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản theo Nghị quyết 02/ NQ-CP của Chính phủ; TS Nguyễn Trí Hiếu- TV HDQT Ngân Hàng Đại Dương với bài tham luận: Nện hay không nên giải cứu thị trường Bất động sản và những hệ lụy có thể xảy ra từ những quan điểm này; GS TSKH Nguyễn Mại, Nguyên Phó chủ nhiệm Ủy Ban Nhà Nước về hợp tác và đầu tư với bài tham luận: Về luận điểm rơi tự do trên thị trường BDS; Ông Chris Brown, TGD Công ty tư vấn BDS CUSHMAN & WAKEFIELD với bài tham luận: Thị trường BDS chạm đáy chưa và triểrn vọng cho một năm tới?; Ông Trần Như Trung, GD Công ty tư vấn BDS Savills với bài tham luận: Thị trường BDS Việt Nam đang bước vào giai đoạn phát triển mới... TS Nguyễn Anh Tuấn, Tổng Biên Tập Báo Đầu Tư chủ trì thảo luận mở. Gần 100 khách mời Doanh nhân, Doanh nghiệp Bất động sản và Hiệp Hội, CLB Bất động sản đã có mặt tham dự và thảo luận sôi nổi...

 

Liên hệ nhận tài liệu buổi hội thảo- tọa đàm KHẢ NĂNG HỒI PHỤC CỦA THỊ TRƯỜNG BDS do Báo đầu tư tổ chức ngày 9/5/2013: 0913385455- sugiaketnoi@gmail.com
 -----------------------------------------
 
Thị trường bất động sản có khả năng hồi phục

 

Với những chính sách hỗ trợ của Chính phủ và nỗ lực tái cơ cấu, thay đổi sản phẩm phù hợp với nhu cầu người dân, thị trường bất động sản (BĐS) hiện nay đã có những chuyển biến rõ rệt và có khả năng phục hồi trong tương lai không xa.
 
Đó là nhận định của nhiều chuyên gia tại cuộc tọa đàm “Khả năng phục hồi của thị trường bất động sản” do báo Đầu tư tổ chức tại Hà Nội vào sáng 9/5/ 2013.
 
 

Nhà nước cần hỗ trợ thị trường

 


 

Theo ông Nguyễn Viết Mạnh, Vụ trưởng Vụ Tín dụng, Ngân hàng Nhà nước, nợ xấu BĐS chiếm 8 - 10% tổng dư nợ cho vay của nền kinh tế. Dư nợ cho vay có bảo đảm, thế chấp bằng BĐS là hơn 1,2 triệu tỷ đồng, trong đó tỷ lệ nợ xấu BĐS chiếm 58% và chủ yếu là hàng tồn kho.
 
Nhà nước đã can thiệp hợp lý vào thị trường. Nghị quyết 02 cùng những chính sách hỗ trợ như đưa ra gói 30.000 tỷ đồng với lãi suất cho vay 6% đã góp phần giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn, điều chỉnh lại cung - cầu trên thị trường, giúp cho người có thu nhập thấp sớm có nhà ở và giải quyết khối lượng vốn đang tồn đọng trong thị trường BĐS”, GS Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết.
 
Cùng quan điểm, TS Trần Trí Hiếu khẳng định, các giải pháp mà Chính phủ đưa ra để hỗ trợ thị trường BĐS là đúng hướng. Vấn đề là cần có sự vào cuộc một cách mạnh mẽ của tất cả các cơ quan chức năng; các ngân hàng thương mại phải xây dựng được sản phẩm tín dụng hợp lý để người dân có thể mua được nhà.Nhiều tín hiệu đáng mừngTính đến tháng 4/2013, có 50 chủ đầu tư dự án đề xuất điều chỉnh quy mô căn hộ hoặc chuyển đổi dự án sang nhà ở xã hội với tổng số 31.000 căn hộ.
 
Theo PGS. TS Võ Đại Lược, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính trị thế giới, các cơ chế, chính sách đối với thị trường BĐS của Việt Nam hiện còn nhiều bất cập. Tính công khai, minh bạch trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp BĐS và các ngân hàng thương mại hiện còn rất yếu. Cơ chế “xin - cho” đã dẫn đến nhiều hệ quả tiêu cực. “Thị trường BĐS phải được vận động theo các nguyên tắc của thị trường, trên cơ sở đó Nhà nước tham gia điều tiết. Việc quan trọng nhất hiện nay là Nhà nước phải sớm xác lập các khuôn khổ thể chế cho thị trường này theo hướng hiện đại và quốc tế”, ông Lược nhấn mạnh.Nhiều chuyên gia cho rằng, thị trường BĐS hiện nay không đóng băng hoàn toàn và có những bước chuyển hướng. Bằng chứng là hiện nay đã có nhiều giao dịch trong phân khúc nhà ở giá thấp. Tại khu vực Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, lượng giao dịch thành công đối với những sản phẩm BĐS giá trung bình và giá thấp tăng khá cao.GS Đặng Hùng Võ nhấn mạnh: “Chúng ta hãy xem khủng hoảng thị trường BĐS hiện nay như đang trong cơn đau sinh nở, một mầm non BĐS mới khỏe mạnh sắp xuất hiện. Nghị quyết 02 của Chính phủ như một phương án đỡ đẻ tốt, bà đỡ cụ thể là các cơ quan quản lý nhà nước và các cán bộ quản lý nhà nước. Nếu bà đỡ làm tốt nghiệp vụ thì thị trường BĐS mới có cơ hội khỏe mạnh trong tương lai”.Một trong những vấn đề được các chuyên gia đưa ra bàn thảo là việc Chính phủ tung ra gói tín dụng 30.000 tỷ đồng với lãi suất cho vay mua nhà cố định 6% cho 3 năm, thời gian trả nợ là 10 năm.
 
TS Nguyễn Trí Hiếu bày tỏ quan điểm: “Tôi cho rằng, lãi suất và thời gian cho vay như vậy vẫn chưa hợp lý, chưa đủ để tạo lòng tin cho người mua nhà. Ở Mỹ người mua nhà được vay trong thời gian 30 năm và lãi suất là 3,37% cố định cho 30 năm. Chính phủ nên kéo lãi suất cho vay xuống dưới 6% với thời gian mà người vay được hưởng mức lãi suất này là 15 năm, 20 năm, thậm chí là 30 năm”.“Nếu làm được điều này, thì thị trường bất động sản có khả năng phục hồi vào năm 2014. Nếu không, cuộc khủng hoảng có thể kéo dài 3 năm, 5 năm, mà đó là điều mà chúng ta không muốn”, TS Hiếu cho biết thêm.Theo Th.S, KTS Nguyễn Xuân Thiện, Phó cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường BĐS, Bộ Xây dựng, tình hình tín dụng BĐS hiện nay so với thời điểm tháng 10/2012 đã có chuyển biến tích cực. Theo NHNN, tổng dư nợ tín dụng BĐS tăng nhưng tỷ lệ nợ xấu trong tổng dư nợ tín dụng BĐS giảm đáng kể. Điều này cho thấy, các giải pháp bình ổn và tháo gỡ khó khăn cho thị trường BĐS của Chính phủ và các bộ, ngành thời gian qua đã bước đầu có tác dụng.
 
Thu Trang
 

 

Bạn cần đăng nhập để tham gia thảo luận.